Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý về đường ruột phổ biến hiện nay. IBS gần như không thể điều trị dứt điểm và dễ tái phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất. Nhằm tập trung điều trị từng triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu nhanh chóng.
Vậy các loại thuốc chữa hội chứng ruột kích thích nào thường được dùng hiện nay? Hãy cùng DiLi Supplement tìm hiểu các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích thông qua bài viết này.
Khi nào cần dùng thuốc chữa hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích thường gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu các biện pháp tự nhiên như điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm căng thẳng hay tập thể dục không đủ hiệu quả. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ tiêu hóa để được tư vấn sử dụng thuốc chữa ruột kích thích phù hợp.
Thuốc điều trị ruột kích thích khuyến nghị cho những người có triệu chứng nặng, kéo dài hoặc khó kiểm soát triệu chứng bằng các phương pháp tự nhiên. Khi IBS ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, việc điều trị bằng thuốc sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng và nâng cao chất lượng sống.
Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất không kê đơn
Một số loại thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất không kê đơn có thể giảm ngay các triệu chứng khó chịu cho người bệnh gồm:.
Thuốc điều trị tiêu chảy Loperamide
- Thành phần chính: Loperamide hydrochloride.
- Công dụng: Làm tăng trương lực cơ co thắt hậu môn, giảm nhu động ruột, giúp kéo dài thời gian lưu giữ phân, từ đó giảm bớt triệu chứng tiêu chảy. Đồng thời, thuốc hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, làm giảm tiết dịch và tăng độ đặc của phân.
- Liều dùng: Thường dùng với liều ban đầu 2-4 mg, sau đó 2 mg sau mỗi lần đi tiêu lỏng (tối đa 16 mg/ngày).
Lưu ý: Không nên uống lâu dài nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Probiotics (Chế phẩm sinh học)
- Thành phần: Lactobacillus, Bifidobacterium (chủ yếu).
- Công dụng: Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Làm giảm các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy và táo bón, giúp cải thiện tiêu hóa.
- Liều lượng: Sử dụng theo hướng dẫn của sản phẩm hoặc chỉ định của bác sĩ, thường từ 1-2 viên/ngày. Hoặc có thể bổ sung thông qua thực phẩm như sữa chua và thực phẩm chức năng.
Chất xơ hòa tan
- Psyllium: Psyllium có nguồn gốc thực vật. Psyllium trong y học được sử dụng làm chất xơ để giảm các triệu chứng táo bón. Thực phẩm chức năng chứa Psyllium đa số là chất xơ được chiết xuất từ vỏ bên ngoài hạt cây Mã Đề. Người uống nên tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo quy định của bác sĩ. Uống nhiều nước khi sử dụng Psyllium để tăng hiệu quả nhuận tràng.
- Thực phẩm chức năng có chứa Inulin: Inulin là chất xơ hòa tan phân tử dài không có sẵn trong tự nhiên. Inulin có tác dụng cải thiện môi trường đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm táo bón.
Một số thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất có kê đơn
Dưới đây là tổng hợp danh sách các loại thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất thường được bác sĩ kê đơn. Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và không tự ý dùng các loại thuốc hội chứng ruột kích thích tại nhà.
Thuốc trị ruột kích thích cho triệu chứng tiêu chảy
Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất không thể thiếu các loại thuốc có chứa hoạt chất Eluxadoline. Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa, làm chậm các chuyển động trong ruột từ đó giảm bớt đau bụng và tiêu chảy.
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Eluxadoline bao gồm: Táo bón, buồn nôn, buồn ngủ,…
Thuốc chữa ruột kích thích chống táo bón
Một số loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích với triệu chứng táo bón: Linaclotide, plecanatide,…
Linaclotide: Là một trong những loại thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất để điều trị tình trạng táo bón. Thuốc hội chứng ruột kích thích này hoạt động bằng cách tăng tiết dịch trong ruột, giúp làm mềm phân, giảm chướng bụng và tạo cảm giác đi tiêu thoải mái hơn. Thời gian sử dụng 30 phút trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số loại thuốc đặc trị hội chứng ruột kích thích khác có chứa thành phần magie hydroxit hoặc polyethylene glycol cũng giúp người bệnh đi tiêu dễ dàng hơn. Các loại thuốc này có tác dụng làm tăng nhu động ruột, bổ sung chất xơ và làm mềm phân.
Thuốc kháng sinh điều trị ruột kích thích Rifaximin
Kháng sinh Rifaximin: Là loại thuốc trị ruột kích thích có tác dụng làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột. Rifaximin giảm tiêu chảy bằng cách hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non.
Thuốc chỉ có tác dụng ngay tại đường tiêu hóa nên người mắc IBS ít khi gặp phải tác dụng phụ sau khi uống.
Thuốc chống trầm cảm
Amitriptyline (thuốc trầm cảm ba vòng): Dùng liều thấp cho các triệu chứng đau mạn tính liên quan đến IBS. Thành phần chính là Amitriptyline, tác động lên serotonin và noradrenalin giúp ức chế hoạt động của tế bào thần kinh ruột, từ đó điều hòa cơn đau. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ và khô miệng.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị ruột kích thích
Dù là thuốc trị ruột kích thích không kê đơn hay có kê đơn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Không nên tự ý dùng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích tại nhà. Các loại thuốc chữa hội chứng ruột kích thích tốt nhất cũng không thể điều trị dứt điểm bệnh IBS. Ngoài việc dùng thuốc để giảm triệu chứng, người bệnh cần thay đổi về chế độ ăn uống, sinh hoạt và thói quen luyện tập để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.