Viêm đại tràng kích thích: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng kích thích là gì? Hội chứng này còn được biết đến như tên gọi khác như hội chứng đại tràng chức năng, rối loạn cơ năng ống tiêu hóa hay viêm đại tràng co thắt,… Hãy cùng DiLi Supplement tìm hiểu thông tin về căn bệnh này để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác.

Bệnh viêm đại tràng kích thích là gì?

Viêm đại tràng kích thích là một hội chứng đường tiêu hóa phổ biến gây ra tình trạng rối loạn chức năng ở đại tràng. Bệnh trước đây còn được gọi là “Hội chứng ruột kích thích (IBS – Irritable Bowel Syndrome)”, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến đại tràng. và gây nên những triệu chứng khó chịu đến hệ tiêu hóa của người bệnh. Tuy nhiên, không giống các bệnh viêm nhiễm khác, viêm đại tràng kích thích không gây tổn thương thực thể ở ruột.

Viêm đại tràng kích thích không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đây là bệnh mạn tính kéo dài và dễ tái phát. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm từng triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Để đối mặt với căn bệnh này, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh này, các nguyên nhân, triệu chứng cũng như các thuốc điều trị viêm đại tràng kích thích hiệu quả.

viêm đại tràng kích thích triệu chứng và điều trị
Viêm đại tràng kích thích có triệu chứng như thế nào?

Nguyên nhân viêm đại tràng kích thích

Hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra viêm đại tràng kích thích, nhưng có một số yếu tố được cho là liên quan đến sự phát triển của bệnh cụ thể như:

  • Rối loạn thần kinh tiêu hóa: Là sự rối loạn giữa tương tác của ruột và não, khiến hệ thần kinh não-ruột gặp vấn đề khi não phối hợp giúp hệ tiêu hóa hoạt động.
  • Stress và căng thẳng: Yếu tố tâm lý có tác động quan trọng đến bệnh viêm đại tràng kích thích. Căng thẳng, lo âu hoặc áp lực kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc làm triệu chứng nặng hơn.
  • Thực phẩm và chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm như đồ chiên, thức ăn nhiều gia vị, sữa hoặc chất kích thích (cafein, rượu) có thể khiến đại tràng phản ứng mạnh, gây ra các triệu chứng viêm đại tràng kích thích.
  • Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền cũng có thể góp phần vào nguy cơ mắc viêm đại tràng kích thích. Nếu gia đình có người mắc bệnh, người cùng huyết thống sẽ có nguy cơ cao bị ảnh hưởng.

Hiểu được những nguyên nhân trên giúp người bệnh có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh viêm đại tràng kích thích. Từ đó, điều chỉnh lối sống cũng như cách ăn uống để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Triệu chứng viêm đại tràng kích thích

Viêm đại tràng kích thích có nhiều triệu chứng đa dạng và thường dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Một số triệu chứng viêm đại tràng kích thích phổ biến bao gồm:

  • Đau và khó chịu ở vùng bụng: Người bệnh thường gặp phải những cơn đau quặn hoặc âm ỉ, kéo dài ở khu vực bụng dưới. Đau có thể tăng lên khi ăn uống hoặc căng thẳng và giảm sau khi đi đại tiện.
  • Đầy hơi và chướng bụng: Do sự rối loạn trong quá trình tiêu hóa, người bệnh thường có cảm giác bụng bị đầy hơi, chướng bụng, khó chịu.
  • Thay đổi thói quen đại tiện: Viêm đại tràng kích thích gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến thay đổi thói quen đi tiêu như tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ. Một số người có thể thấy đi ngoài phân lỏng vào buổi sáng, sau đó là táo bón vào buổi chiều.
  • Cảm giác không đi hết phân: Một số bệnh nhân cảm thấy như không thể đi hết phân sau khi đã đi vệ sinh.

Những triệu chứng này thường có tính chất mạn tính và tái phát nhiều lần. Nhưng không phải lúc nào người bệnh cũng gặp tất cả triệu chứng cùng một lúc.

Phân biệt viêm đại tràng kích thích và đại tràng kích thích

Viêm đại tràng kích thích và ruột kích thích khác nhau như thế nào?

Viêm đại tràng kích thích và hội chứng ruột kích thích đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt cơ bản giữa chúng:

  • Viêm đại tràng kích thích là sự rối loạn chức năng của đại tràng mà không có tổn thương thực thể nào trong cấu trúc của đại tràng. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của ruột, gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và rối loạn đại tiện.
  • Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa, chứ không chỉ riêng đại tràng. IBS có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm đại tràng kích thích, nhưng phạm vi ảnh hưởng rộng hơn, tác động đến nhiều bộ phận của đường tiêu hóa.

So sánh viêm đại tràng kích và hội chứng ruột kích thích 

Tiêu chí

Viêm đại tràng kích thích

Hội chứng ruột kích thích 

Phạm vi ảnh hưởng Chủ yếu ảnh hưởng trong đại tràng. Thường đau vùng bụng dưới. Ảnh hưởng đến toàn bộ đường ruột, từ ruột non đến đại tràng
Nguyên nhân Liên quan đến căng thẳng, rối loạn tiêu hóa Kết hợp yếu tố tâm lý, di truyền, chế độ ăn uống và vi khuẩn
Triệu chứng chính Đầy hơi, đau bụng dưới, rối loạn đại tiện (tiêu chảy hoặc táo bón) Đau bụng, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy thất thường.
Tổn thương thực thể Không gây tổn thương thực thể ở niêm mạc ruột Không có tổn thương thực thể, chỉ ảnh hưởng đến chức năng ruột
Cách điều trị Dùng thuốc giảm đau, chống co thắt, điều chỉnh chế độ ăn uống Sử dụng thuốc chống co thắt, thuốc điều hòa nhu động ruột

Việc phân biệt chính xác giữa viêm đại tràng kích thích và ruột kích thích rất quan trọng, vì nó giúp người bệnh và bác sĩ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.

Thuốc điều trị viêm đại tràng kích thích

Chữa viêm đại tràng kích thích thường tập trung vào việc giảm triệu chứng. Tùy vào triệu chứng cụ thể của từng người, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc trị viêm đại tràng kích thích phù hợp. Vậy người bị viêm đại tràng kích thích uống thuốc gì?

Thuốc trị viêm đại tràng kích thích được kê đơn

  • Thuốc chống co thắt: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và co thắt ở đại tràng. Các loại thuốc như mebeverine hoặc hyoscine butylbromide được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm đại tràng kích thích để làm dịu các cơn co thắt, giảm cảm giác khó chịu ở bụng.
  • Thuốc nhuận tràng & chống táo bón: Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng táo bón, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng để giúp làm mềm phân và dễ dàng đi tiêu hơn.
  • Thuốc chống tiêu chảy: Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy, các thuốc như loperamide có thể giúp kiểm soát triệu chứng.
  • Thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng: Một số thuốc như simethicone có thể giúp giảm tình trạng đầy hơi và chướng bụng.
  • Thuốc an thần: Đối với những trường hợp bệnh nhân có tình trạng lo âu, căng thẳng, các loại thuốc an thần nhẹ có thể được kê đơn để giúp cải thiện tâm trạng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.

Thực phẩm chức năng bổ sung:

  • Chất xơ hòa tan: Giúp giảm triệu chứng khó chịu liên quan đến đi ngoài. Chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm kích thích ở niêm mạc đại tràng. Các loại men tiêu hóa hoặc thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất xơ hòa tan như psyllium, inulin hoặc glucomannan là lựa chọn phổ biến hiện nay.
  • Probiotic: Việc bổ sung các lợi khuẩn có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp điều hòa hoạt động của đường ruột. Các sản phẩm bổ sung probiotic cũng có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.
viêm đại tràng kích thích inulin
Bổ sung chất xơ phân tử dài Inulin hỗ trợ viêm đại tràng kích thích

Kết luận

Viêm đại tràng kích thích là một tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Hầu hết các thuốc điều trị hiện nay đều cho hiệu quả tốt nhưng cần được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra người bệnh cũng đừng quên kết hợp duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh lâu dài.

Hội chứng rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu nhỏ, hiểm họa lớn cho sức khỏe

Số người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt trong...

Viêm dạ dày ăn gì? Chế độ ăn khoa học giúp giảm triệu chứng bệnh

Người bị viêm dạ dày thường xuyên thắc mắc rằng viêm dạ dày ăn gì...

Viêm dạ dày mạn tính: Đừng để bệnh biến chứng thành ung thư

Viêm dạ dày mạn tính là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan...

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm dạ dày chi tiết

Viêm dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra...

Top 6 thuốc đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng...

Đơn thuốc viêm dạ dày theo phác đồ điều trị chuẩn

Viêm dạ dày là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho người...

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *