Táo bón lâu ngày là tình trạng mà phân trở nên khô cứng, khó đào thải và gây nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện. Nhiều người thường chủ quan đến các dấu hiệu bệnh táo bón khiến bệnh ngày càng trở nặng. Để tìm cách chữa trị hiệu quả, hãy cùng DiLi Supplement tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này và cách phòng ngừa trong bài viết sau.
Táo bón lâu ngày ở người lớn do đâu?
- Chế độ ăn thiếu chất xơ: Chất xơ giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp phân dễ dàng đi qua hệ tiêu hóa. Nếu bạn không ăn đủ lượng chất xơ cơ thể cần, phân sẽ trở nên khô cứng.
- Thiếu nước: Khi cơ thể thiếu nước, ruột sẽ hấp thu nước từ phân để bù đắp, làm phân cứng và khó di chuyển ra ngoài. Đây là nguyên nhân bị táo bón lâu ngày do uống ít nước.
- Thói quen sinh hoạt: Thói quen ngồi nhiều, nhịn đi vệ sinh hoặc giờ giấc sinh hoạt thất thường cũng góp phần gây bệnh.
- Tâm lý căng thẳng: Căng thẳng, lo lắng kéo dài làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa vì thần kinh não-ruột có liên quan đến nhau. Khi thần kinh bị căng thẳng sẽ gây chậm nhu động ruột.
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng: Sử dụng thuốc nhuận tràng lâu dài làm ruột mất khả năng hoạt động tự nhiên, chính là nguyên nhân táo bón kéo dài sau khi ngừng thuốc.
- Một số bệnh lý nền: Các bệnh như tiểu đường, suy giáp, hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Parkinson, cường giáp cũng là nguyên nhân gây táo bón lâu ngày ở người lớn.
- Bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và đại tràng: Người bị bón lâu ngày có thể do đang gặp các tình trạng liên quan đến đại tràng như to đại tràng, viêm đại tràng mạn tính, polyp đại tràng, đại tràng dài, sa niêm mạc trực tràng,…
Bị táo bón lâu ngày có sao không?
Tình trạng bị táo bón không chỉ gây phiền toái đến cuộc sống người bệnh mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Vậy táo bón lâu ngày có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, bởi táo bón kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.
Táo bón gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Táo bón làm người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, kén ăn,… Việc tích tụ chất thải và bị ruột hấp thụ ngược lại sẽ khiến người bị táo bón lâu dài bị mệt mỏi và có thể gây mất ngủ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, làm giảm hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Hậu quả về sức khỏe khi bón lâu ngày
- Nguy cơ mắc bệnh trĩ: Táo bón kéo dài làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, dẫn đến tổn thương gây phình tĩnh mạch và hình thành búi trĩ.
- Nứt kẽ hậu môn: Việc cố gắng rặn khi phân quá cứng có thể gây ma sát mạnh làm tổn thương vùng hậu môn gây nứt kẽ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, thậm chí có thể chảy máu và nhiễm trùng.
- Tích tụ độc tố trong cơ thể: Phân tồn đọng trong ruột lâu ngày có thể hấp thu lại các chất độc hại, gây mụn, nổi mẩn, mề đay và ảnh hưởng xấu đến làn da.
- Ứ phân: Khi người bệnh bị táo bón kéo dài, phân sẽ không di chuyển ra ngoài mà tích tụ nhiều trong ruột gây ra khối tắc nghẽn lớn. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn ói, chuột rút bụng sau khi ăn, chướng bụng, đau đầu, nhiễm trùng,…
- Nguy cơ viêm đại tràng và ung thư đại trực tràng: Táo bón kéo dài làm phân ứ đọng, dễ dẫn đến viêm nhiễm hoặc hình thành polyp, từ đó tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Táo bón kéo dài phải làm sao?
Để thoát khỏi nỗi lo về bệnh táo bón, bạn phải kiên trì thay đổi những thói quen nhỏ hằng ngày. Với những thay đổi đơn giản sau đây, cách trị táo bón lâu ngày trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả rõ rệt.
Thay đổi lối sống
- Ăn đủ lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày: Bổ sung vào thực đơn bữa ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh hoặc ngũ cốc nguyên cám. Điều này giúp làm mềm và tăng khối lượng phân, hỗ trợ tốt quá trình đào thải phân cho người bị táo bón lâu ngày.
- Uống đủ nước: Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp phân không bị khô cứng, dễ dàng đào thải mà không gây tổn thương hậu môn.
- Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Bạn nên cố gắng đi vệ sinh vào khung giờ cố định mỗi ngày để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động đều đặn.
- Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh: Đặt ghế kê chân để tạo góc 35 độ giúp ruột dễ dàng có tư thế tạo phân và đẩy phân ra ngoài dễ hơn.
- Bổ sung lợi khuẩn probiotic: Thực phẩm như sữa chua và kim chi rất tốt dành cho người muốn trị táo bón lâu ngày, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Sử dụng thuốc hỗ trợ
Trong một số trường hợp táo bón lâu không khỏi và gây bất tiện cho người bệnh mỗi lần đi vệ sinh. Việc sử dụng thuốc là cách chữa táo bón lâu ngày hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến và mục đích sử dụng.
- Thuốc nhuận tràng tạo khối: Những loại thuốc táo bón như psyllium, methylcellulose hoạt động bằng cách hút nước vào phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn. Chúng khá an toàn nếu dùng đúng liều và không gây phụ thuộc.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Các thuốc như lactulose, sorbitol giúp làm mềm phân bằng cách giữ nước trong lòng ruột. Loại thuốc này phù hợp với người bị táo bón kéo dài do hệ tiêu hóa yếu.
- Thuốc kích thích nhu động ruột: Những thuốc như bisacodyl, sennosides kích thích các cơ ruột co bóp, giúp đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên có thể gây lệ thuộc thuốc, do đó chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và có chỉ định từ bác sĩ.
- Viên nang probiotic: Các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón kéo dài.
- Thuốc làm mềm phân: Docusate là thuốc làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đi qua hậu môn mà không gây tổn thương. Loại thuốc này an toàn cho hầu hết mọi người và ít gây tác dụng phụ.
Lưu ý: Bạn nên sử dụng thuốc nhuận tràng theo tư vấn từ bác sĩ, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý nền hoặc đang dùng các loại thuốc khác.
Điều trị tại nhà
Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng táo bón kéo dài mà không lạm dụng thuốc, bạn cũng có thể thử áp dụng các giải pháp dân gian tự nhiên. Bạn nên kiên trì biện pháp này trong thời gian dài để có kết quả rõ rệt
- Ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép: Các loại trái cây như táo, lê, hoặc mận có chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân. Nếu bạn ép lấy nước và bỏ phần xơ đi, chất xơ đã bị giảm thiểu đáng kể. Bạn nên ăn trực tiếp trái cây mỗi ngày để giảm tình trạng táo bón.
- Hạt chia hoặc hạt lanh: Ngâm 1-2 thìa hạt chia hoặc hạt lanh trong nước khoảng 10 phút rồi uống. Các hạt này giàu chất xơ, giúp làm tăng khối lượng phân và cải thiện nhu động ruột hiệu quả.
- Sử dụng mật ong và nước ấm: Pha 1 thìa mật ong với một cốc nước ấm và uống vào buổi sáng để kích thích hệ tiêu hóa.
- Uống dầu ô liu: Uống 1 thìa dầu ô liu vào buổi sáng khi bụng đói có thể giúp bôi trơn đường ruột và hỗ trợ nhu động ruột. Nếu bạn không có dầu ô liu có thể dùng dầu dừa thay thế
- Chè thảo dược: Các loại chè thảo dược như chè bồ công anh, chè hoa cúc giúp làm dịu hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và giảm triệu chứng táo bón.
- Bổ sung thực phẩm chứa inulin: Inulin là chất xơ hòa tan có trong một số loại thực phẩm như chuối, hành, tỏi và măng tây. Inulin giúp tăng cường lợi khuẩn, làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa.
Phương pháp phòng ngừa bệnh táo bón lâu ngày
Bệnh táo bón lâu ngày không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bạn phải hiểu rõ nguyên nhân táo bón kéo dài để đề phòng bệnh xảy ra. Phòng ngừa táo bón cũng chính là bảo vệ cho cơ thể bạn luôn được khỏe mạnh. Hãy áp dụng theo những phương pháp phòng ngừa bệnh táo bón sau:
- Chủ động đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu, không nên nín nhịn hay trì hoãn sẽ khiến phân bị tích tụ lâu trong trực tràng.
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần để kiểm tra sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
- Ghi lại nhật ký ăn uống để theo dõi lượng chất xơ nạp vào cơ thể mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên để cải thiện hoạt động tiêu hóa.
- Sử dụng vòi xịt có lực nước nhẹ nhàng để rửa hậu môn. Tránh dùng lực nước mạnh tác động gây tổn thương vùng hậu môn.
- Tư thế ngồi đúng khi đi đại tiện là tư thế ngồi xổm hoặc ngồi bệt. Bạn nên ngồi tư thế này để đường ruột già thành tư thế thẳng đứng sẽ khiến quá trình đẩy phân diễn ra trơn tru hơn.
Kết luận
Táo bón lâu ngày ở người lớn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hiểu rõ nguyên nhân táo bón dài ngày và áp dụng các giải pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Phòng ngừa bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học, từ chế độ ăn uống đến thói quen sinh hoạt, để không còn lo ngại về vấn đề này.