Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng cần can thiệp y tế ngay

Táo bón nặng là tình trạng táo bón kéo dài và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiểu rõ dấu hiệu của bệnh táo bón nặng sẽ giúp bạn nhận biết và điều trị sớm. Đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu như bạn đang gặp những dấu hiệu trong bài viết này.

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng

Táo bón là tình trạng đi đại tiện khó khăn với tần suất đi ngoài ít. Táo bón thông thường sẽ tự khỏi nếu người bệnh thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu bạn gặp các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng dưới đây:

Đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần

Một trong những dấu hiệu táo bón nặng là số lần đi ngoài giảm rõ rệt. Nếu bạn đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, đây có thể là dấu hiệu cho thấy ruột hoạt động kém, không thể đẩy phân ra ngoài. Nếu dấu hiệu của bệnh táo bón nặng không tự khỏi sau vài tháng, có thể cơ thể bạn sẽ có nguy cơ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng về đường tiêu hóa hoặc trực tràng.

Phân cứng, khô và khó đẩy

Khi bị táo bón nặng, phân thường rất cứng, khô và khó đẩy ra ngoài. Bạn phải dùng sức rặn nhiều hơn, khiến cho cơ quan tiêu hóa trở nên căng thẳng và đau đớn. Nếu tình trạng này kéo dài mà không thể can thiệp có thể gây tổn thương trực tràng, nứt khe hậu môn, chảy máu hậu môn,… Ngoài ra, phân cứng khi không thể đẩy hết ra ngoài có thể gây rò rỉ phân hoặc són phân ở lỗ hậu môn dễ gây đến bệnh trĩ.

Đau rát hậu môn khi đi vệ sinh

Một dấu hiệu của bệnh táo bón nặng khác là cảm giác đau rát mỗi khi đi vệ sinh. Phân cứng khiến quá trình đẩy phân ra ngoài có sự cọ xát vào thành hậu môn gây tổn thương hậu môn. Những lần đi nặng sau, vết tổn thương đó tiếp tục gây đau rát và khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên tìm biện pháp khắc phục sớm để tránh làm tổn thương thêm trong vùng hậu môn.

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng là gì
Đau rát hậu môn là dấu hiệu của bệnh táo bón nặng

Chảy máu hậu môn

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng thường đi kèm với hiện tượng chảy máu hậu môn. Tình trạng này có thể niêm mạc hậu môn đã bị rách gây chảy máu.

Buồn nôn, nôn ói

Một số người có thể gặp tình trạng buồn nôn hoặc nôn ói khi bị táo bón nặng. Táo bón làm cho chất thải tích tụ trong ruột lâu ngày gây ra cảm giác chướng bụng, khó tiêu dẫn đến buồn nôn. Đây là dấu hiệu của bệnh táo bón nặng cho thấy chất thải trong cơ thể cần được giải quyết càng sớm càng tốt.

Chóng mặt hoặc mệt mỏi

Chóng mặt hay mệt mỏi là những dấu hiệu khác của bệnh táo bón nặng. Táo bón nặng khiến cơ thể không thể loại bỏ các chất cặn bã, gây tích tụ độc tố và ảnh hưởng đến sức khỏe chung. Ngoài ra, việc tái hấp thu chất thải từ phân vào máu dễ làm cơ thể bị nhiễm độc. Lúc này cơ thể dễ rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi kéo dài, làm giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hậu quả nếu không điều trị táo bón nặng kịp thời

Dấu hiệu táo bón nặng kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời như:

  • Nứt hậu môn: Phân cứng làm tổn thương ống và rìa hậu môn, tạo ra các vết loét đau đớn, dễ gây nhiễm trùng hậu môn.
  • Viêm túi thừa đại tràng: Khi phân khô cứng mắc kẹt lâu trong đại tràng, các túi khí trong đại tràng dễ bị nhiễm trùng, gây viêm túi thừa và đau đớn.
  • Tổn thương cơ sàn chậu: Việc phải rặn mạnh khi táo bón làm tổn thương cơ sàn chậu, dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước tiểu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Bệnh trĩ: Táo bón nặng gây sưng viêm các tĩnh mạch trực tràng do phân cứng chèn ép, từ đó hình thành búi trĩ.
  • Fecalith và tích tụ chất độc: Phân không được đào thải có thể tạo thành fecalith – một kết cấu cứng gây tắc nghẽn và tích tụ độc tố, làm suy nhược cơ thể, sụt cân và suy dinh dưỡng.
  • Ung thư đại tràng: Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng gây rối loạn chức năng vị tràng khiến chất thải không được đẩy ra ngoài. Điều này gây viêm nhiễm trong trực tràng và gây ung thư.

Việc điều trị dấu hiệu của bệnh táo bón nặng trong giai đoạn sớm là vô cùng cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nặng nề này.

dấu hiệu của bệnh táo bón nặng biến chứng
Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng sẽ gây biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Làm gì khi bị táo bón nặng?

Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, hãy áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng táo bón một cách an toàn:

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng trong trường hợp táo bón kéo dài và không đáp ứng với biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh lạm dụng và các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng chứa Inulin bổ sung: Inulin là loại chất xơ hòa tan tự nhiên giúp tạo gel trong ruột, làm mềm phân và cung cấp dinh dưỡng cho lợi khuẩn, hỗ trợ nhuận tràng và giảm táo bón một cách an toàn.
  • Kiểm soát tốt tâm lý: Nhiều người gặp căng thẳng khi ngồi rặn lâu nhưng không thể đẩy phân ra ngoài khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu các biện pháp bổ sung chất xơ không mang lại hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc nhuận tràng phù hợp. Ngoài ra, bạn cần gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu đau bụng dữ dội, sốt, không thể đi tiêu 5 ngày trở lên,…

Phương pháp phòng ngừa táo bón nặng

Phòng ngừa táo bón là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tiêu hóa và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể giảm dấu hiệu của bệnh táo bón nặng bằng cách xây dựng những thói quen lành mạnh sau:

  • Chế độ ăn giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt giúp duy trì nhu động ruột đều đặn, ngăn ngừa táo bón.
  • Hạn chế thức ăn gây táo bón: Đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ và các món ăn thiếu chất xơ dễ gây táo bón. Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hằng ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nước là yếu tố cần thiết để phân mềm và dễ di chuyển qua ruột. Thiếu nước là nguyên nhân chung gây ra táo bón.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Đừng nhịn khi cơ thể mắc đi vệ sinh vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ táo bón. Hãy lắng nghe cơ thể và tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ để duy trì nhu động ruột khỏe mạnh.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tiêu hóa. Duy trì lối sống lành mạnh, thư giãn và nghỉ ngơi để cải thiện sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục hàng ngày giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.
phòng ngừa bệnh táo bón nặng
Bổ sung chất xơ phòng ngừa bệnh táo bón nặng

Kết luận

Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, DiLi Supplement khuyên bạn nếu các triệu chứng kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp, bảo vệ sức khỏe đường ruột và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hội chứng rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu nhỏ, hiểm họa lớn cho sức khỏe

Số người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt trong...

Viêm dạ dày ăn gì? Chế độ ăn khoa học giúp giảm triệu chứng bệnh

Người bị viêm dạ dày thường xuyên thắc mắc rằng viêm dạ dày ăn gì...

Viêm dạ dày mạn tính: Đừng để bệnh biến chứng thành ung thư

Viêm dạ dày mạn tính là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan...

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm dạ dày chi tiết

Viêm dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra...

Top 6 thuốc đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng...

Đơn thuốc viêm dạ dày theo phác đồ điều trị chuẩn

Viêm dạ dày là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho người...

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *