Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện sức khỏe

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một loại rối loạn đường ruột. Bệnh này khiến hệ tiêu hóa của người bệnh nhạy cảm với một số loại thức ăn. Vậy người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn? Hãy cùng DiLi Supplement khám phá những thông tin bổ ích về các loại thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích nhé.

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường ruột (từ dạ dày đến ruột già). Triệu chứng phổ biến là đầy hơi chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích rất đa dạng như: Di truyền, ăn thức ăn nhiễm khuẩn, rối loạn nhu động ruột, căng thẳng kéo dài, sử dụng thuốc kháng sinh, uống nhiều rượu bia, rối loạn tiêu hóa kéo dài, tiêu thụ fastfood, caffeine,…

Đây là một căn bệnh mạn tính rất khó chữa trị dứt điểm và dễ tái phát. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này bằng cách cải thiện chế độ ăn uống. Vậy hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Ruột kích thích nên kiêng gì để giảm triệu chứng ruột kích thích? Giải đáp thắc mắc người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì ngay dưới đây.

Thực phẩm tốt nhất cho người bị hội chứng ruột kích thích

Người mắc IBS tốt nhất nên ăn thực phẩm ít hàm lượng FODMAP và giàu protein. FODMAP là viết tắt của từ (Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides And Polyols). FODMAP là carbohydrate chuỗi ngắn khó được hấp thu ở ruột non. Một số người có thể gặp cảm giác khó chịu ở hệ tiêu hóa khi ăn những loại thức ăn này. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để tránh các thực phẩm có FODMAP cao? Tham khảo danh sách các thực phẩm low-FODMAP sau:

hội chứng ruột kích thích nên ăn gì 3
Người hội chứng ruột kích thích nên ăn thực phẩm low-FODMAP

Thịt nạc

Thịt nạc bao gồm nạc gà (ức gà, trứng gà), nạc heo (thịt thăn), thịt bò nạc và các loại thịt động vật khác. Protein trong thịt nạc không bị lên men bởi vi khuẩn đường ruột và dễ tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh sẽ không có cảm giác chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn.

Cá hồi và các loại cá giàu Omega-3

Theo tờ tạp chí ẩm thực Eating Well, chuyên gia dinh dưỡng Sarah Schlichter đã trả lời cho câu hỏi hội chứng ruột kích thích nên ăn gì. Cô đáp: “Cá hồi và các loại cá khác (cá trích, cá cơm, cá thu, cá thịt trắng, cá mòi,…) có nhiều axit béo omega-3 không bão hòa, EPA và DHA. Chúng được biết đến là thực phẩm tốt cho người hội chứng ruột kích thích. Chúng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh và giúp giảm viêm trong ruột, vốn góp phần gây kích thích ruột”.

Các loại rau củ và trái cây có hàm lượng FODMAP thấp

  • Ớt chuông: Là loại có hàm lượng FODMAP thấp nhất. Chúng không gây kích ứng ruột, không gây đầy hơi và các vấn đề khác về đường tiêu hóa. Chất xơ trong ớt chuông giúp làm mềm phân. Vitamin C trong ớt chuông cũng chống oxy hóa là giảm viêm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại và bảo vệ niêm mạc ruột.
  • Các loại rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi có nhiều chất xơ và ít FODMAP, khiến chúng trở thành thực phẩm bổ sung tuyệt vời để giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe đường ruột.
  • Hạt chia và hạt lanh xay.
  • Quả mọng: Chuối, quả việt quất, nho, kiwi,…

Thực phẩm lên men

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Câu trả lời chính là thực phẩm lên men giàu lợi khuẩn (probiotic). Mặc dù có nhiều loại probiotic, nhưng một số chủng nhất định như Lactobacillus , Bifidobacterium và Saccharomyces,… có lợi hơn cho những người bị IBS. Các loại thực phẩm lên men chứa những lợi khuẩn đó bao gồm:

  • Đồ uống lên men: Sữa chua uống, kefir hoặc kombucha
  • Rau lên men: Salad, kim chi,…
  • Sữa chua ít đường hoặc không đường.

Bệnh ruột kích thích nên kiêng ăn gì?

Sau khi tìm hiểu thông tin về hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, bạn nên tìm hiểu kỹ bệnh hội chứng kích thích kiêng ăn gì để giảm tình trạng bệnh. Các thực phẩm sau đây cần được hạn chế trong thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích.

Lactose đến từ sữa

Nhiều người mắc phải tình trạng không dung nạp lactose (một loại đường có trong các sản phẩm từ sữa). Không dung nạp lactose có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy. Nếu bạn vẫn muốn dùng sữa, hãy dùng một lượng ít cho mỗi lần và có thể dùng sữa hạt thay thế trong tình trạng này.

Một số loại trái cây và rau quả có hàm lượng FODMAP cao

Thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao có thể gây ra vấn đề cho những người bị IBS. Đó là vì chúng chứa các loại đường fructose không được ruột non hấp thụ tốt. Những loại thực phẩm sau đây đã được đo lường bởi các chuyên gia tại Đại học Monash (Úc).

  • Trái cây có hàm lượng FODMAP cao: Táo, quả mơ, quả mâm xôi, quả anh đào, bưởi, xoài, lê, quả đào, mận, lựu, dưa hấu,…
  • Rau củ có hàm lượng FODMAP cao: Cây atiso, măng tây, củ cải đường, súp lơ, cần tây, tỏi, nấm, đậu bắp, hành tây, đậu Hà Lan, hành tím,…

Thực phẩm gây kích ứng đường ruột

Phản xạ dạ dày – đại tràng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bạn đi tiêu ngay sau khi ăn. Thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể làm tăng cường độ co bóp của ruột này. Nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm, nên hạn chế các loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Các món ăn chiên, rán, pizza, mỡ động vật,… Thực tế thì thịt nạc rất tốt cho người bị IBS. Tuy nhiên, thịt nạc đóng hộp chứa nhiều chất phụ gia như xúc xích và thịt xông khói sẽ khiến người bị ruột kích thích cảm thấy khó chịu hơn.
  • Thực phẩm chứa gluten: Bao gồm bánh mì, mì, ngũ cốc, lúa mạch, lúa mạch đen,…
  • Đậu và các loại đậu: Đậu và các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu nành, đậu gà có chứa carbohydrate khó tiêu hóa. Do đó, chúng thường dẫn đến đầy hơi trong ruột.
  • Chất làm ngọt nhân tạo: Là một số chất hóa học như aspartame, saccharin và sucralose. Các chất này không được dung nạp tốt và có thể gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy. Chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm không đường và ăn kiêng như kẹo cao su,…
  • Nước có ga, caffeine và rượu bia: Đây là những loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh của đường ruột nếu sử dụng lâu dài.
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Các phương pháp giảm hội chứng ruột kích thích khác

Bổ sung thực phẩm chức năng chứa Inulin phân tử dài

Ngoài các phương pháp trên, bạn nên cân nhắc bổ sung chất xơ có chứa Inulin hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Inulin hay còn gọi là chất xơ phân tử dài, giúp giảm triệu chứng bệnh rất hiệu quả nhưng đa số người mắc hội chứng ruột kích thích ít biết đến. Inulin là một loại chất xơ hòa tan thuộc nhóm fructan. Khi vào cơ thể, phần lớn inulin đi thẳng qua đường tiêu hóa và đến ruột già, tiếp xúc với nước và tạo thành gel. Lớp gel này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn cản sự hấp thụ đường.

Đồng thời, Inulin là nguồn thức ăn nuôi dưỡng cho các lợi khuẩn đường ruột. Inulin giúp lợi khuẩn phát triển và hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh. Ngoài ra, Inulin còn thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Inulin trong thực phẩm chức năng là dạng chất xơ phân tử dài với khả năng tạo gel tốt hơn, do đó mang lại hiệu quả cao hơn. Việc uống bổ sung inulin kết hợp với các giải pháp khác sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

hội chứng ruột kích thích nên ăn gì inulin
Inulin phân tử dài hỗ trợ sức khỏe đường ruột sản xuất tại Nhật với công nghệ Fuji FF được cấp bằng sáng chế

Giảm hội chứng ruột kích thích bằng thay đổi thói quen sinh hoạt

Ngoài vấn đề về hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, bạn nên tham khảo các phương pháp khác để giảm hội chứng ruột kích thích như sau:

  • Lựa chọn thực phẩm chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế các loại thịt đông lạnh lâu ngày hoặc các thực phẩm có chứa chất bảo quản.
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường, và các loại đậu.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn quá no. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa ăn cách nhau 2-3 tiếng để ít gây căng thẳng cho đường tiêu hóa.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm chưa nấu kỹ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội, chạy bộ,…
  • Giữ sức khỏe tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ, không lo lắng quá nhiều.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể với từng loại thực phẩm để xác định những thực phẩm có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Cách tăng cân cho người hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh thường xuyên lo lắng bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy… Dẫn đến tâm lý e ngại, sợ ăn, thậm chí kén ăn và hạn chế nhiều loại thực phẩm. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì để tăng cân hiệu quả? DiLi Supplement sẽ chia sẻ thực đơn tăng cân cho người hội chứng ruột kích thích.

  • Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh. Chúng còn được dùng trong thực đơn tăng cân cho người bị hội chứng ruột kích thích. Bơ chứa ít FODMAP, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và chất béo không bão hòa lành mạnh
  • Phô mai có lượng FODMAP thấp như brie và parmesan
  • Rau củ có tinh bột như khoai tây, khoai lang,…
  • Các loại hạt như hạnh nhân và óc chó
  • Sinh tố trái cây

Một số mẹo nhỏ khác để tăng cân cho người hội chứng ruột kích thích:

  • Hạn chế bỏ bữa.
  • Bổ sung đủ lượng protein đến từ thịt nạc mỗi ngày.
  • Luyện tập thể thao.

Thực đơn cho người bệnh kích thích. Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Dưới đây là một mẫu thực đơn cho người bị hội chứng ruột kích thích. Thực đơn này tập trung vào chế độ ăn low-FODMAP. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi người có thể có những phản ứng khác nhau với thực phẩm.

Bữa sáng
  • Cháo thịt bằm
  • Cháo yến mạch
  • Phở bò
  • Bún gà
  • Bún cá
  • Một ít chuối chín
Bữa trưa
  • Cơm trắng
  • Thịt nạc hoặc cá
  • Rau củ như bí đỏ,cà rốt, bí đao, cải bó xôi, rau bina,…
  • Bữa phụ: Khoai lang hấp/trái cây/một ít hạnh nhân hoặc hạt điều.
Bữa tối
  • Cá hồi nướng
  • Cá lóc hấp
  • Thịt gà luộc
  • Đậu hủ hấp
  • Canh rau củ (canh hẹ, canh rau cải, canh cà chua,…)
  • Bữa phụ: Sữa chua không đường, trái cây,…

Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn về chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Tư vấn miễn phí cùng chuyên gia dinh dưỡng DiLi Supplement thông qua hotline 0911083444.

Hội chứng rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu nhỏ, hiểm họa lớn cho sức khỏe

Số người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt trong...

Viêm dạ dày ăn gì? Chế độ ăn khoa học giúp giảm triệu chứng bệnh

Người bị viêm dạ dày thường xuyên thắc mắc rằng viêm dạ dày ăn gì...

Viêm dạ dày mạn tính: Đừng để bệnh biến chứng thành ung thư

Viêm dạ dày mạn tính là một trong những bệnh lý phổ biến liên quan...

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm dạ dày chi tiết

Viêm dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra...

Top 6 thuốc đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Đau dạ dày là một triệu chứng phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng...

Đơn thuốc viêm dạ dày theo phác đồ điều trị chuẩn

Viêm dạ dày là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó chịu cho người...

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *