Tiêu chảy cấp ở trẻ em Bộ Y tế khuyến cáo là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp do hệ miễn dịch ở cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện. Nếu không được ba mẹ phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến mất nước, suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác cho trẻ. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị tiêu chảy cấp sẽ giúp ba mẹ bảo vệ sức khỏe của con mình một cách hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em, có thể dẫn đến mất nước và các biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây là các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em:
Nhiễm khuẩn hoặc virus
- Virus Rotavirus: Là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tiêu chảy cấp, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Rotavirus gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến phân lỏng và mất nước nhanh chóng.
- Vi khuẩn E. coli, Salmonella, Shigella: Các vi khuẩn này gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, lây lan qua thực phẩm hoặc nước uống không đảm bảo vệ sinh.
Nhiễm ký sinh trùng
- Đơn bào amip: Thường gặp ở các vùng nhiệt đới và gây tiêu chảy kéo dài.
- Nấm đường ruột: Là tác nhân gây dịch tiêu chảy cấp ở trẻ em trong điều kiện môi trường sống vệ sinh kém.
Trẻ ăn uống thực phẩm không phù hợp
- Hệ tiêu hóa của trẻ không dung nạp thực phẩm: Dị ứng đạm sữa bò hoặc không dung nạp lactose là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy cấp.
- Thức ăn kém vệ sinh không phù hợp cho trẻ: Thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc, hoặc chưa được nấu chín là yếu tố nguy cơ phổ biến.
Đồ vật trẻ tiếp xúc không đảm bảo vệ sinh
- Dụng cụ ăn uống không được tiệt trùng, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh là những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp trẻ em.
- Ba mẹ không rửa tay bằng xà phòng khi mớm đồ ăn cho trẻ hoặc chơi cùng trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em
Nhận biết sớm các dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em giúp ba mẹ can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm:
- Đi ngoài phân lỏng như nước: Trẻ đi ngoài trên 3 lần mỗi ngày, phân lỏng như nước, có thể kèm theo nhầy hoặc máu và đi kèm cùng triệu chứng đau bụng
- Trẻ có dấu hiệu bị mất nước: Môi khô, mắt trũng sâu, thóp lõm, khóc không ra nước mắt, lượng nước tiểu giảm đáng kể.
- Bé bị sốt và mệt mỏi: Nhiều trẻ bị sốt cao kèm nôn ói, đau bụng.
- Trẻ lừ đừ, uể oải, bỏ bú: Trẻ không còn sức chơi đùa, thường xuyên quấy khóc hoặc li bì.
Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
Bù nước và điện giải
- Dung dịch Oresol: Là giải pháp bù nước hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ. Pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì và cho trẻ uống từng ngụm nhỏ.
- Trẻ bú mẹ: Tăng số lần bú để bổ sung nước cấp và bù điện giải, chất dinh dưỡng tự nhiên.
- Truyền dịch: Trong trường hợp trẻ tiêu chảy bị mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch qua tĩnh mạch.
Sử dụng thuốc theo chỉ định
- Thuốc kháng sinh cho bé bị tiêu chảy cấp: Chỉ dùng khi xác định nguyên nhân do vi khuẩn và có hướng dẫn từ bác sĩ nhi khoa.
- Men vi sinh dành riêng cho trẻ: Bổ sung cấp men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp trẻ giảm thời gian tiêu chảy tránh mất nước.
Chăm sóc và vệ sinh cho trẻ em tại nhà đúng cách
- Thay tã thường xuyên, vệ sinh vùng hậu môn của trẻ bằng dung dịch vệ sinh dành riêng cho bé và nước ấm để tránh kích ứng da.
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu như bột ăn dặm, cháo loãng, súp, hoặc cơm nhão. Tránh nấu cho bé các thực phẩm nhiều dầu mỡ và gia vị mạnh.
Phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ
Ba mẹ nên có nhiều biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Ba mẹ cần áp dụng các biện pháp sau để ngăn ngừa tiêu chảy cấp trẻ em:
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- Bú mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng tối ưu mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Tiếp tục duy trì bú mẹ tối thiểu đến khi trẻ 12 tháng tuổi để giảm nguy cơ trẻ bị tiêu chảy cấp.
Vệ sinh cá nhân phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy cấp
- Phụ huynh nên rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, sau khi vệ sinh, thay tã cho trẻ hoặc trước khi cho trẻ ăn.
- Liên tục tiệt trùng bình sữa, núm vú và đồ chơi của trẻ con.
Sử dụng thực phẩm an toàn
- Đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ, nước uống phải đun sôi.
- Tránh cho trẻ ăn thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, thực phẩm đông lạnh hoặc không rõ nguồn gốc.
Tiêm phòng vaccine Rotavirus
- Vaccine Rotavirus là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tiêu chảy cấp trẻ em do virus này gây ra. Vaccine này được khuyến nghị cho trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu đời.
- Ở các khu vực có nguy cơ cao, vaccin tả uống cũng được khuyến cáo sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
Giáo dục thói quen lành mạnh
- Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay vào miệng khi chơi đồ chơi hoặc sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh không gian sống của trẻ giúp ngăn ngừa dịch tiêu chảy cấp trẻ em và bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nhi khoa gần nhất ngay nếu gặp các trường hợp sau:
- Trẻ đi ngoài tiêu chảy cấp kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
- Phân có máu hoặc nhầy, sốt cao liên tục.
- Trẻ mất nước nghiêm trọng, khóc không ra nước mắt, thóp lõm, mắt trũng sâu.
- Trẻ quấy khóc không ngừng hoặc ngủ li bì, bỏ bú.
Tổng kết
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát nếu ba mẹ nhận biết sớm và điều trị đúng cách. Theo những thông tin DiLi Supplement đã cung cấp trên, ba mẹ nên giữ gìn vệ sinh quần áo, tã, đồ chơi của trẻ và kiểm soát nguồn thực phẩm để bảo vệ toàn diện cho trẻ khỏi vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa.