Trị tiêu chảy tại nhà: 9 cách chữa tiêu chảy hiệu quả và an toàn

Bạn tìm kiếm cách trị tiêu chảy tại nhà nhanh chóng và an toàn? Dưới đây DiLi Supplement sẽ chia sẻ 9 cách trị tiêu chảy tại nhà đơn giản giúp bạn giải quyết tình trạng tiêu chảy. Hãy bắt đầu thực hiện ngay hôm nay để cảm thấy dễ chịu hơn.

Dấu hiệu bị tiêu chảy

Trước khi áp dụng các cách hết tiêu chảy tại nhà, bạn cần xác định rõ tình trạng bệnh thông qua các dấu hiệu đặc trưng. Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm, ruột tăng co bóp quá mức khiến phân bị đẩy ra ngoài liên tục. Dấu hiệu gồm:

  • Đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước trên 3 lần/ngày.
  • Đau bụng quặn từng cơn, đôi khi kèm theo cảm giác mót rặn.
  • Đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và mệt mỏi.

Nếu tiêu chảy kéo dài, cơ thể có thể bị mất nước nghiêm trọng. Một số triệu chứng cảnh báo mất nước bao gồm:

  • Khát nước liên tục, môi khô, da nhăn nheo.
  • Lượng nước tiểu giảm, tiểu ít hoặc nước tiểu có màu sẫm.

Trường hợp tiêu chảy nghiêm trọng có thể đi kèm với:

  • Sốt cao.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Phân có lẫn máu, cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng hoặc tổn thương niêm mạc ruột.

Khi gặp các triệu chứng này, bạn cần tìm cách trị bệnh tiêu chảy tại nhà càng sớm càng tốt để kiểm soát tình trạng bệnh và tránh biến chứng nguy hiểm.

9 cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả

1. Cách hết bị tiêu chảy bằng nước gừng

Gừng là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có công dụng tuyệt vời trong việc chữa tiêu chảy tại nhà, nhờ đặc tính kháng viêm, giảm co thắt ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Đối với những trường hợp tiêu chảy do lạnh bụng, đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa, gừng giúp làm ấm dạ dày, giảm kích thích niêm mạc ruột và cải thiện tình trạng đau bụng quặn thắt.

Bạn có thể sử dụng gừng theo nhiều cách khác nhau để trị tiêu chảy tại nhà. Một trong những cách đơn giản nhất là hãm 3-4 lát gừng tươi với nước sôi trong 10 phút, sau đó thêm mật ong và uống khi còn ấm.

Ngoài ra, bạn có thể giã nhuyễn gừng, vắt lấy nước cốt rồi pha với nước ấm để uống trực tiếp. Đối với những người có thể chịu được vị cay, việc nhai một lát gừng tươi cũng giúp làm dịu dạ dày và giảm tiêu chảy đáng kể. Mỗi ngày nên uống từ 2 đến 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày, hãy sử dụng gừng với liều lượng hợp lý để tránh kích thích niêm mạc dạ dày quá mức.

trị tiêu chảy tại nhà gừng
Trị tiêu chảy tại nhà bằng gừng.

2. Cách trị tiêu chảy tại nhà nhanh nhất bằng lá mơ lông

Lá mơ lông từ lâu đã được sử dụng trong dân gian như một cách hết bị tiêu chảy tại nhà hiệu quả nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm kích ứng niêm mạc ruột. Loại lá này đặc biệt hữu ích trong việc trị tiêu chảy người lớn do nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa. Trong lá mơ chứa các hợp chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột, đồng thời hỗ trợ làm dịu dạ dày và giảm co thắt ruột.

Cách chữa đi ngoài tại nhà là rửa sạch khoảng 15-20 lá mơ, băm nhỏ rồi trộn với trứng gà, sau đó hấp cách thủy và ăn khi còn nóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhuyễn lá mơ, vắt lấy nước cốt và uống trực tiếp mỗi ngày 2 lần để giảm triệu chứng tiêu chảy. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp tiêu chảy nhẹ hoặc vừa, nếu tiêu chảy kéo dài hoặc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bạn nên kết hợp với các biện pháp khác để điều trị hiệu quả hơn.

trị tiêu chảy tại nhà lá mơ
Món ăn trứng xào lá mơ trị tiêu chảy tại nhà.

3. Lá ổi trị tiêu chảy tại nhà

Lá ổi chứa hàm lượng tanin cao có tác dụng se niêm mạc ruột và làm giảm nhu động ruột quá mức. Nhờ đó, lá ổi giúp kiểm soát tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn nhẹ.

Để trị tiêu chảy tại nhà bằng lá ổi, bạn hãy rửa sạch khoảng 10-15 lá ổi non, đun sôi với 500ml nước trong khoảng 15 phút. Sau đó để nguội và uống nước này 2-3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai trực tiếp lá ổi non với một ít muối để tăng hiệu quả cầm tiêu chảy. Nếu bạn không thích vị đắng của lá ổi, có thể kết hợp với một ít mật ong hoặc nước gừng để dễ uống hơn.

Tuy cách chữa bệnh tiêu chảy bằng lá ổi rất hiệu quả, thế nhưng không nên lạm dụng quá mức. Đặc biệt là đối với những người bị táo bón hoặc bị các rối loạn tiêu hóa khác. Nguyên nhân là do tanin trong lá ổi có thể làm chậm nhu động ruột hơn, dễ gây ra tình trạng khó tiêu.

4. Uống nhiều nước lọc

Tiêu chảy khiến cơ thể mất đi một lượng nước lớn, dẫn đến tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải. Vì vậy, cách trị tiêu chảy tại nhà bằng nước lọc cũng được xem là giải pháp hữu hiệu tạm thời với nhiều người.

Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống ít nhất từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để bù đắp lượng nước đã mất. Tuy nhiên, cần tránh uống nước quá lạnh hoặc nước có gas do những loại nước này khiến dạ dày bị kích thích và làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. Thay vào đó, hãy uống nước ấm, nước dừa hoặc nước canh loãng để bổ sung thêm khoáng chất.

5. Cách chữa tiêu chảy bằng lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn là cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả. Đặc biệt đối với những người bị tiêu chảy do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, vi khuẩn có lợi trong ruột bị suy giảm tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển mạnh dễ gây tiêu chảy kéo dài.

Bổ sung lợi khuẩn giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và hỗ trợ giảm tiêu chảy nhanh chóng. Thông thường, Lactobacillus, Bifidobacterium hoặc Saccharomyces boulardii là các loại men vi sinh chứa lợi khuẩn chuyên dùng để trị tiêu chảy tại nhà. Thêm vào đó, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn thông qua thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa cải muối hoặc dùng men vi sinh dạng viên, bột theo chỉ dẫn của bác sĩ.

trị tiêu chảy tại nhà bằng lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn giúp trị tiêu chảy tại nhà.

6. Điều trị tiêu chảy tại nhà bằng chế độ ăn BRAT

Cách trị tiêu chảy tại nhà nhanh nhất bằng chế độ ăn BRAT (Banana – chuối, Rice – cơm, Applesauce – táo nghiền, Toast – bánh mì nướng) là phương pháp ăn uống giúp làm dịu hệ tiêu hóa, hỗ trợ an toàn và hiệu quả.

Các thực phẩm trong chế độ ăn BRAT có đặc điểm chung là ít chất xơ, dễ tiêu hóa và giúp cầm tiêu chảy. Chuối chứa pectin – chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước trong ruột và làm đặc phân. Cơm trắng giúp cung cấp năng lượng mà không gây kích thích hệ tiêu hóa. Táo nghiền giàu chất xơ hòa tan, giúp làm dịu dạ dày và giảm tiêu chảy. Bánh mì nướng chuyên hỗ trợ hấp thụ lượng nước dư thừa trong đường ruột.

Với cách trị tiêu chảy tại nhà này, bạn có thể kết hợp chế độ ăn BRAT với các món ăn như khoai tây nghiền, cháo loãng, hoặc nước hầm xương. Tuy nhiên, chế độ ăn này không cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong thời gian dài. Do đó bạn chỉ nên áp dụng trong vòng 24 – 48 giờ, sau đó dần quay lại chế độ ăn uống bình thường.

7. Cách để hết tiêu chảy uống nước gạo rang

Nước gạo rang là mẹo trị tiêu chảy dân gian rất hiệu quả. Gạo rang chứa các hợp chất giúp hấp thụ độc tố trong đường ruột, làm dịu hệ tiêu hóa và bù nước cho cơ thể.

Để trị tiêu chảy tại nhà bằng nước gạo rang, bạn lấy khoảng 100g gạo, rang vàng thơm rồi đun với 1 lít nước trong khoảng 10 phút. Sau đó, lọc lấy nước, để nguội bớt và uống từ từ trong ngày.

8. Bù điện giải và nước chữa tiêu chảy

Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và điện giải nghiêm trọng. Vì vậy, bù nước và điện giải là một bước quan trọng trong cách chữa tiêu chảy ra nước.

Bạn có thể sử dụng dung dịch Oresol để bù nước và phục hồi cân bằng điện giải. Cần lưu ý rằng Oresol nên được pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì để tránh làm mất tác dụng.

Tuy nhiên, nếu không thể trị tiêu chảy tại nhà do bị mất nước nghiêm trọng với các dấu hiệu như khát nước dữ dội, tiểu ít, chóng mặt hoặc tụt huyết áp, hãy đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

9. Chữa đi ngoài tại nhà bằng thuốc không kê đơn

Khi bị tiêu chảy, nhiều người tìm đến các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng tiêu hóa. Dưới đây là một số loại thuốc trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

  • Loperamide (Imodium): Làm chậm nhu động ruột, giảm số lần đi ngoài.
  • Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol): Làm dịu ruột và giảm viêm, hiệu quả trong điều trị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc virus.
  • Attapulgite (Kaopectate): Cách giảm tiêu chảy bằng thuốc này giúp hấp thụ chất độc và giảm tiêu chảy.

Khi sử dụng thuốc không kê đơn, hãy luôn tuân thủ hướng dẫn liều dùng. Nếu tiêu chảy kéo dài hoặc có triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

trị tiêu chảy tại nhà thuốc tiêu chảy
Trị tiêu chảy tại nhà bằng thuốc tiêu chảy không kê đơn.

Tổng kết

Trên đây là 9 cách trị tiêu chảy tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe và áp dụng các biện pháp phù hợp để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

8 cách dùng tâm sen chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

Tâm sen chữa mất ngủ là một trong những bài thuốc dân gian được nhiều...

Cây lạc tiên chữa mất ngủ có hiệu quả không?

Cây lạc tiên là thảo dược quen thuộc trong y học dân gian, nổi bật...

10 cách trị mất ngủ cho người trẻ tại nhà hiệu quả

Ngày càng có nhiều người trẻ rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo...

Người già mất ngủ nên uống gì? Biện pháp gì chữa khó ngủ?

Mất ngủ ở người lớn tuổi là tình trạng phổ biến hiện nay, gây ảnh...

Cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ hiệu quả

Nhiều người gặp tình trạng mất ngủ thường tìm đến thuốc ngủ, nhưng việc lạm...

Cách cải thiện triệu chứng gây mất ngủ sau Covid hiệu quả

Sau khi khỏi bệnh, rất nhiều người rơi vào tình trạng bị mất ngủ sau...

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *